1. Vẽ tranh: Thông qua trò chơi vẽ tranh bé phân biệt được màu sắc, hình dạng, kích thước… của những vật đã từng nhìn thấy.
  2. Hát lại các điệu nhạc và bài hát cho trẻ nghe hoặc khuyến khích trẻ bắt chước theo.
  3. Gọi tên các đồ vật chính xác và nhất quán để trẻ học theo. Giải thích bạn đang làm gì cho trẻ nghe khi trẻ tắm‚ ăn‚ mặc và chơi.
  4. Chơi các trò chơi tưởng tượng với búp bê‚ các khối đồ‚ hoặc các đồ vật thông dụng trong nhà.
  5. Cho bé xem một bức hình và hỏi bé nhận dạng, chỉ ra các chi tiế trong bức ảnh
  6. Cho bé xếp những chiếc cốc này lên nhau theo thứ tự từ to đến nhỏ, hoặc xếp những chiếc cốc nhỏ vào cốc to
  7. Trò chơi đếm số: Hãy cho bé tập đếm ngón tay, tập đếm bánh, kẹo…
  8. Giấu những đồ chơi yêu thích của bé như búp bê, gấu bông, xe cần cẩu… để bé đi tìm
  9. Hãy cùng bé nhún nhảy theo nhạc, có thể vừa cùng bé vỗ tay vừa nhảy
  10. Trò chơi đồ hàng : chuẩn bị bộ đồ chơi nấu bếp, bộ đồ chơi làm bác sĩ, hoặc những vật dụng có sẵn trong nhà như bát nhựa, thìa nhựa, cốc nhựa, nước sạch, rau xanh, búp bê. au khi được cha mẹ hướng dẫn cách chơi, bé có thể tự khám phá, chơi trò chơi thông qua việc bắt chước các kỹ năng nấu nướng, thao tác khám bệnh của người lớn.
  11. Trò chơi phân loại: Cha mẹ trộn nhiều đôi tất lẫn vào nhau và yêu cầu bé chọn ra những chiếc tất cùng một đôi và cất riêng, …
  12. Trò chơi nhận biết âm thanh: Mở cho bé nghe một đoạn nhạc hoặc phim với những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống, sau đó yêu cầu bé nhắc lại có những âm thanh gì trong đó.
  13. Nhận biết màu sắc: Kết hợp với trò chơi này, cha mẹ nên cho trẻ nhận biết một số màu sắc đặc trưng của vật xung quanh, ví dụ quả cà chua màu đỏ, cây màu xanh lá…
  14. Trò chơi luyện tay khéo: Bắt đầu bằng việc dạy con cầm bút. Sau đó cha mẹ có thể cho con thực hiện vẽ bàn tay trên giấy.
  15. Trò chơi đất nặn: có hiệu quả luyện tay là nặn đất màu thành các hình khối. Nhiều cha mẹ sáng tạo hơn khi cho con thực hành nặn bột làm bánh.
  16. Trò chơi tìm điểm giống và khác: Khi cho bé chơi trò chơi tìm điểm giống và khác nhau giữa hai bức tranh, mẹ cần chú ý chọn những bức tranh đơn giản, phù hợp với lứa tuổi của bé. l
  17. Trò chơi xây dựng: Cha mẹ hãy chuẩn bị cho bé những hình khối rồi gợi ý bé xây dựng một căn nhà, một khu vui chơi…
  18. Trò chơi nối câu: Cha mẹ hướng dẫn con cách chơi như sau: Bé sẽ đặt một câu hỏi bất kỳ và bố mẹ trả lời. Sau đó con phải dùng câu trả lời của bố mẹ để đặt ra câu hỏi tiếp theo.Ví dụ con hỏi: “Con vật gì có cổ cao nhất?”. Bố mẹ trả lời “Con hươu cao cổ”. Con sẽ hỏi tiếp: “Con hươu cao cổ thích ăn gì?”. Bố mẹ lại trả lời: “Con hươu cao cổ thích ăn lá cây”… Cứ như vậy bé sẽ liên tiếp đặt câu hỏi. Cha mẹ lưu ý chọn câu trả lời là những từ, cụm từ gợi mở để bé dễ dàng đặt ra câu hỏi tiếp theo. Nếu con chưa biết cách hỏi câu tiếp theo thì cha mẹ có thể gợi ý cho bé.
  19. Trò chơi đóng kịch với con rối: Chuẩn bị 2 đến 3 con rối hoặc đơn giản là búp bê, thú nhồi bông. Cha mẹ cùng bé chơi trò đóng vai, mỗi người là một con rối và cùng đối thoại với nhau.
  20. Trò chơi xếp hình: khi bé lớn hơn mẹ có thể tăng độ khó bằng cách ghép nhiều mảnh ghép lại thành 1 bức tranh.
  21. Trò chơi nhận biết bộ phận trên cơ thể: Mẹ có thể sưu tầm hoặc tự sáng tác ra những câu hát/câu thơ ngắn về bộ phận của cơ thể người. Sau đó vừa hát/đọc cho bé nghe vừa chỉ vào bộ phận đó trên cơ thể mình để làm mẫu. Ban đầu bé chưa quen, mẹ cần đọc chậm và lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi bé đã nhận biết được, mẹ mới dần tăng tốc độ lên để rèn luyện khả năng phản ứng và nhận biết của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể giải thích cho bé về vai trò của từng bộ phận trên cơ thể và đố bé đọc tên từng bộ phận đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *