Mỗi ngày nên có khoảng thời gian riêng chỉ có bạn và trẻ với nhau.
Ở giai đoạn này‚ bạn cần biết là con bạn ít có khả năng để hiểu về hậu quả từ các hành động của trẻ. Do đó người lớn cần giúp trẻ biết kỷ luật và giới hạn. Có thể dùng biện pháp “hết giờ” để luyện cho trẻ có tính kỷ luật.
Tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển các kỹ năng của trẻ. Trong giai đoạn 1-2 tuổi này, có 3 kỹ năng quan trọng nhất ở trẻ cần phát triển. Đó là 1- Đi 2- Nói 3- Kỹ năng cầm nắm đồ đơn giản.
Với trẻ trong thời kì thích làm thử, hãy cho trẻ thử làm mọi thứ Trong thời kỳ này, mọi hành động của trẻ đều thể hiện sự thích làm thử đó. Trẻ thích được thử trải nghiệm với trọng lượng, quĩ đạo, quán tính, độ nảy… những phương pháp trắc nghiệm vật lý.
Không dùng từ cấm đoán mà rủ trẻ sang trò chơi khác Khi cấm đoán Trẻ trở nên cực kì tiêu cực, cái tính tự tin của trẻ không lớn lên được. Khi trẻ lớn hơn chút, dễ mắc vào các vấn đề phức tạp. Nghĩa là, khi bị cấm đoán làm những việc trẻ muốn, trong lòng trẻ nảy sinh tính phản kháng, khiến trẻ có cái tính nóng nảy hay cáu.
Nói ra tất cả những gì thấy và làm với bé khi ở nhà, có thể vừa thay bỉm, vừa quấy bột cho con và vừa mô tả cho bé mình đang làm gì. Lúc ra đường, có thể chỉ cho bé cái cây, con chim, đếm các xe hơi trên đường. Khả năng nhận thức của bé với môi trường xung quanh và lời nói của mẹ sẽ được não bộ ghi lại trong suốt quá trình và bé chắc chắn sẽ tiến bộ vượt bậc.
Đọc sách cho bé ngay từ ngày đầu Trẻ luôn lật lật các trang sách về đến trang cuối cùng. Chúng cũng hiểu được nhiều điều từ nội dung của những cuốn sách dựa trên những gì mẹ đọc và giải thích cho chúng nghe hàng ngày. Trẻ nhỏ vài tháng tuổi cũng đã có cuốn sách yêu thích của mình. Trong một ngăn tủ đầy sách, chúng luôn có xu hướng chỉ lôi ra và muốn mẹ đọc cho một quyển thích nhất.
Tránh dùng Tivi, Ipad hay thậm chí cả những chương trình dành cho thiếu nhi, phần mềm dành cho trẻ em…để làm thay mẹ việc trông nom con. Xem nhiều tivi sẽ khiến sẽ chậm nói, thụ động và không muốn chú ý gì tới xung quanh. Giảm thời gian xem ti vi của trẻ xuống. Trẻ ở giai đoạn này cần chơi các trò chơi hoạt động và cần tương tác với người khác. Khi trẻ xem ti vi thì bố mẹ nên xem cùng và chỉ nên xem ít hơn một tiếng mỗi ngày.
Dạy con cách lựa chọn và cho bé quyền lựa chọn đơn giản là như thế này: Mẹ có thể cầm hai đồ vật với màu sắc khác nhau, nói cho trẻ và hỏi xem con muốn màu nào. Vàng hay xanh. Nếu bé cầm một món đồ. Hãy lấy lại và lặp lại câu hỏi. Lâu dần, trẻ sẽ ghi nhớ được màu sắc cũng như tính chất, tên gọi của món đồ
Dạy con học thêm 1-2 ngôn ngữ mới. Đừng nghĩ rằng trẻ nói tiếng Việt còn chưa sõi thì sao nói được tiếng Tây tiếng Tàu. Thực tế, theo các nhà khoa học, độ tuổi 3-5 tuổi là thời gian thích hợp để giới thiệu với bé thêm một ngoại ngữ nữa. Học 2,3 thứ tiếng vào thời điểm này không hề khiến trẻ bị nhầm lẫn như nhiều mẹ tưởng.
Để trẻ chạm vào mọi thứ. Tất nhiên, có một số thứ quá nguy hiểm ta không thể cho con chạm vào như lửa hay dao. Vậy nhưng, trừ bỏ những thứ đó, cha mẹ đừng vội hốt hoảng hay ngăn cấm khi thấy con thò tay bốc nắm cát ven đường, cầm nắm cơm, miếng thịt hay sờ tay vào những thứ bụi bặm. Hãy để con được thoải mái cảm nhận kết cấu, hình dạng của các đồ vật trong tự nhiên. Đây là cách bé làm để nhận biết về thế giới xung quanh mình. Chỉ đảm bảo bé đừng cho chúng vào miệng là được.
Cách dạy trẻ 3 tuổi thói quen tự lập có thể bắt đầu bằng cách cho bé tự mình thực hiện các công việc sau:
Mặc quần áo. Hãy để bé tự chọn quần áo để mặc, cách mặc quần áo vào và cởi ra.
Tự ăn. Để bé làm quen với việc tự ăn, tự chọn món ăn và hướng dẫn bé cách sử dụng đồ dùng như muỗng, mở hộp thức ăn,…
Đánh răng và tự chải tóc. Bạn hãy hướng dẫn bé cách tự chải răng, chải tóc đúng cách và giải thích với bé lý do vì sao bé nên giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Dọn dẹp. Bạn có thể hướng dẫn và yêu cầu bé tự dọn dẹp, cất đồ chơi của mình vào đúng chỗ, sắp xếp bát đĩa vào bồn rửa…
Rửa tay. Cha mẹ nên hướng dẫn và để bé biết cách rửa tay, rửa mặt sạch sẽ và dùng khăn lau như thế nào.
Một số các hoạt động đơn giản khác như tự mình ra vào xe, lên xuống cầu thang, bật/tắt đèn khi ra vào phòng,…